Lớp học phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói tại Hồng Bàng, Hải Phòng
Chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm nói – Giải pháp vàng cho trẻ chỉ có ở Trung Tâm Hoa Nắng HP
CHẬM NÓI
Giải pháp vàng – giải quyết tận gốc nguyên nhân gây nên chứng chậm nói
An toàn, hiệu quả cho trẻ
Thúc đẩy phát triển lời nói tự nhiên, hiệu quả rõ rệt qua từ giai đoạn
Trẻ tự tin giao tiếp, vui chơi cùng gia đình và bạn bè
1. Thế nào là chậm nói ở trẻ?
Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng lời, thể hiện thông qua âm thanh. Ba thành phần chính của lời nói đó là: việc phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Rối loạn lời nói xuất hiện khi trẻ phát âm thành tiếng nhưng người khác lại không hiểu được trẻ đang nói gì, chẳng hạn như: trẻ bị tật nói lắp, nói ngọng.
Ngôn ngữ là phương tiện dùng để thể hiện và tiếp nhận thông tin, thông qua lời nói hoặc cử chỉ (ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ tín hiệu). Ngôn ngữ là thước đo thể hiện trí thông minh, vì vậy rối loạn phát triển ngôn ngữ thường nghiêm trọng hơn so với rối loạn lời nói.
Rối loạn lời nói và ngôn ngữ: là sự phát triển bất thường về ngôn ngữ, đây là dạng chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ em, có tỉ lệ nhiều hơn so với các dạng chậm phát triển khác (ví dụ: chậm phát triển thị lực, vận động, nhận thức, chậm phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc).
Chậm phát triển ngôn ngữ hay chậm nói ở trẻ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự bình thường, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn so với các trẻ khác.
2. Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói
7 tháng tuổi:
Trẻ vẫn không đáp ứng với tiếng động mạnh
12 tháng tuổi:
Trẻ không tìm cách giao tiếp với người khác, kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó
Không quan tâm đến thế giới xung quanh.
Không bi bô, không biết nói một từ nào, chẳng hạn “mẹ” hay “ba”.
Không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay.
Không phản ứng khi được gọi tên.
24 tháng:
Vốn từ tăng chậm, chưa nói nổi 15 từ.
Trẻ không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời, với các câu gồm 2 từ trở lên.
Không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài hơn
Không dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp.
Không biết bắt chước hành động hay lời nói của người khác.
Khi biết chơi, xem sách, bé không thể chỉ vào một bức tranh mà bạn gọi tên.
3 tuổi:
Không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ).
Không thể ghép các từ thành câu ngắn, không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn
Lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu.
Vẫn thường xuyên lắp bắp, khi nói vẻ mặt bé nhăn nhó.
Ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện, Không đặt câu hỏi.
Không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác, Đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ.
4 tuổi:
Chưa thể phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.
Chưa hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.
Không sử dụng đại từ “con” và “mẹ” đúng cách.
3. Trẻ chậm nói đơn thuần có biểu hiện gì?
Trẻ chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính chất tạm thời, việc này có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Cha mẹ cần động viên trẻ tập nói bằng những cử chỉ hoặc âm thanh, cần phải dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với trẻ mỗi ngày.
Trong một số trường hợp, trẻ chậm nói có thể cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia y tế. Đôi khi, trẻ chậm nói lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn. Những rắc rối thường đi kèm với trẻ chậm nói có thể kể đến như: mất thính lực, chậm phát triển trong các lĩnh vực khác hoặc thậm chí là bệnh tự kỷ ở trẻ em. Chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của bệnh khó học, chỉ có thể được chẩn đoán khi trẻ đến tuổi đi học.
Nếu trẻ có các biểu hiện chậm nói nêu trên, việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm là kiểm tra khả năng nghe của trẻ. Kể cả trường hợp trẻ trông có vẻ nghe tốt cũng không được chủ quan, vì đa số trẻ em rất giỏi đoán biết dựa vào hình ảnh và cử chỉ của người lớn. Khiếm khuyết về khả năng nghe cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Cha mẹ không nên chờ đợi và hy vọng trẻ sẽ tự vượt qua khiếm khuyết. Cần phải đưa trẻ đến khám chuyên khoa nếu nghi ngờ về sự phát triển ngôn ngữ của con. Trẻ chậm nói hoặc có bất thường ngôn ngữ nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ khá hiệu quả.
5 dấu hiệu “cờ đỏ” liên quan đến chậm ngôn ngữ liên quan đến chứng tự kỷ ở trẻ mà cha mẹ nên lưu ý:
Không bập bẹ khi 12 tháng tuổi
Không biết ra hiệu (chỉ ngón trỏ, vẫy tay, bắt tay...) khi 12 tháng tuổi
Không nói được từ đơn khi 16 tháng tuổi
Không tự nói câu 2 từ khi 24 tháng tuổi (không tính việc trẻ lặp lại lời nói)
Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào
4. Trẻ chậm nói trong độ tuổi mầm non đang trở thành mối lo ngại lớn
Trẻ chậm nói ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ: ba mẹ không nên chủ quan
Nghiên cứu của tác giả Maura R Mclaughlin – Trường Y thuộc Đại học Virginia, Hoa Kỳ cho biết: chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ làm gia tăng những khó khăn, hạn chế hơn năng lực đọc, viết, chú ý và đặc biệt là khả năng hòa nhập xã hội của trẻ.
Theo tác giả Julia R Irwin làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em, Đại học Yale, Hoa Kỳ thì trẻ thường gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc và giao tiếp xã hội. Vì vậy, chúng dễ chán nản, buồn phiền, thu mình với mọi người xung quanh, thậm chí là mắc trầm cảm.
Chậm nói ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như cuộc sống của trẻ nhưng cha mẹ lại ít khi để ý để phát hiện sớm những dấu hiệu của vấn đề này. Không ít phụ huynh khi thấy con có biểu hiện chậm nói đều coi đó là chuyện bình thường. Thậm chí con 18 tháng chưa nói được thì đợi đến 2 tuổi, 3 tuổi kiểu gì cũng biết nói… Chính điều này đã làm lỡ mất giai đoạn vàng để can thiệp giúp các con.
Chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm nói – Giải pháp vàng cho trẻ chỉ có ở Hoa Nắng HP
Muốn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, chúng ta cần hiểu ngôn ngữ được phát triển như thế nào. Giống như xây dựng một ngôi nhà, sự chú ý là nền tảng quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ, nếu thiếu sự chú ý sẽ không thể hình thành được trí nhớ, hiểu biết và ngôn ngữ. Những viên gạch kế tiếp đó là các kỹ năng cần có trước khi ngôn ngữ được hình thành: quen dẫn với nguyên nhân – hệ quả, giao tiếp mắt, bắt chước, lắng nghe và sự luân phiên. Tầng kế tiếp là hiểu biết rồi sau đó là giao tiếp qua các cử chỉ điệu bộ như dùng tay chỉ, liếc mắt nhìn, quay đầu,… và cuối cùng là lời nói được hình thành.
Chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm nói, giúp tìm ra nguyên nhân gốc rễ của chứng chậm nói của trẻ. Khơi dậy khả năng phát triển lời nói của trẻ bằng cách phát hiện ra các mắt xích yếu trong “ngôi nhà giao tiếp” của trẻ để gia cố và thúc đẩy chúng.
Ưu việt khi can thiệp cho trẻ chậm nói tại Hoa Nắng HP
Chương trình can thiệp chứng chậm nói cho trẻ chỉ có tại Trung Tâm Hoa Nắng HP không sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể, không có tác dụng phụ, không để lại biến chứng sau này.
Giúp tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây ra chứng chậm nói ở trẻ để tăng cường khả năng ngôn ngữ và thúc đẩy phát triển lời nói tự nhiên của trẻ.
Chương trình can thiệp cho trẻ chậm nói độc quyền của Trung tâm Hoa Nắng HP là thành quả nghiên cứu của đội ngũ chuyên gia Giáo dục đặc biệt, thuộc Trung tâm Hoa Nắng HP.
Lộ trình can thiệp được thiết kế dựa trên nguyên nhân gốc rễ gây ra chứng chậm nói ở trẻ, giải quyết chậm nói, hiệu quả được cam kết rõ ràng.
Những gì chúng tôi cam kết với quý phụ huynh
Trẻ được bảo mật thông tin cá nhân một cách tuyệt đối.
Trẻ có sự thay đổi về khả năng ngôn ngữ và thúc đẩy phát triển lời nói tự nhiên, hiệu quả rõ rệt qua từ giai đoạn.
Hỗ trợ gia đình: Ngoài việc hỗ trợ trẻ, chúng tôi cũng đặt sự quan trọng vào việc giúp đỡ và hướng dẫn phụ huynh, tạo điều kiện cho một môi trường hỗ trợ và tích cực tại nhà.
Chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm nói – Giải pháp vàng cho trẻ chỉ có ở Hoa Nắng HP
Lớp học khác